Biểu tượng Phật giáo
Biểu tượng Phật giáo

Biểu tượng Phật giáo

Biểu tượng Phật giáo (Buddhist symbolism) là việc sử dụng các biểu tượng (pratīka) như một phương pháp thể hiện nghệ thuật nhằm trình bày các phương diện triết lý Phật giáo. Các biểu tượng Phật giáo ban đầu (khoảng thế kỷ thứ IV trước Công nguyên) vẫn còn quan trọng cho đến ngày nay bao gồm bánh xe Pháp luân, hoa sen, tam bảoCội Bồ-đề[1]. Trong giai đoạn Phật giáo Đại thừa xuất hiện vào thế kỷ I trước Công nguyên thì các biểu tượng như chữ Vạn, Chày kim cương, Tám cát tường (Astamangala) và các biểu tượng khác lần lượt ra đời[2][1][3] như các đồ pháp khí, tế lễ, bình bát khất thực, các biểu tượng nhân hình Phật giáo (Buddhist anthropomorphic symbolism) bắt đầu xuất hiện với phong cách nghệ thuật Mathura và nghệ thuật Gandhara mang bản sắc nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ–Hy Lạp[4][5]. Nền Nghệ thuật Phật giáo sớm nhất là từ Đế chế Maurya nhưng có rất ít bằng chứng khảo cổ học về biểu tượng thời kỳ tiền Mauryan[6]. Khi được thành lập vào năm 1952, Hiệp hội Phật tử Thế giới đã sử dụng hai biểu tượng đại diện cho Phật giáo[7] gồm bánh xe Pháp luâncờ Phật giáo.